Hóa chất ngành gốm sứ thủy tinh thường là các chất phụ gia góp mặt trong quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Công dụng chính là giúp cho thành phẩm có được những đặc tính như ý muốn đồng thời nâng cao chất lượng và giá thành của sản phẩm khi được bán ra thị trường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hàm lượng thêm vào và chất lượng của loại hóa chất mà hiệu quả mang lại sẽ không giống nhau
1 Vai trò của hóa chất ngành gốm sứ, thủy tinh
Một quy trình sản xuất gạch men, gốm sứ, thuỷ tinh chuẩn phải đảm bảo được cách thức pha chế hoá chất chính xác. Bởi lượng hoá chất này sẽ có những vai trò quan trọng sau:
- Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, giúp những người sản xuất dễ dàng hơn trong việc tạo ra sản phẩm như ý.
- Cho phép người sản xuất chủ động điều chỉnh màu sắc của sản phẩm. Điển hình nhất là quy trình sản xuất thuỷ tinh và gạch men.
- Tăng chất lượng, tăng độ bền cho men, nhất là trong ngành sản xuất gạch men, gốm sứ…
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí đáng kể và ổn định mức giá sản phẩm trên thị trường.
2 Các loại hóa chất phổ biến trong ngành gốm sứ thủy tinh
Hóa chất ngành gốm sứ thủy tinh trên thị trường có rất nhiều chủng loại và sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên xét về mức độ phổ biến thì có thể kể đến các loại hóa chất sau:
Cao Lanh: Cao lanh được sử dụng chủ yếu là nguyên liệu chính để tạo xương gốm. Đây là một loại hóa chất có nguồn cung dồi dào trong nước và tìm mua không khó.
Natri Sunphat – Na2SO4: ở dạng bột màu trắng, không mùi, là một chất phụ gia trong sản xuất thủy tinh.
Oxit sắt đen – FeO: là chất trợ chảy mạnh.
Oxit sắt từ – Fe3O4: dùng để tạo đốm nâu li ti trong men. Thêm Fe2O3 vào men giúp giảm rạn men, nếu hàm lượng sử dụng dưới 2%.
Oxit sắt đỏ – Fe2O3: chất tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm. Sắt có thể biểu hiện khác biệt tùy thuộc môi trường lò, nhiệt độ nung, thời gian nung và tùy theo thành phần hóa học của men.
Kẽm oxit – ZnO: bắt đầu chức năng trợ chảy ở khoảng 1000°C. Hàm lượng sử dụng trung bình và cao, ZnO cho mặt men xỉn và bị kết tinh. Với hàm lượng cao, ZnO có thể là chất làm mờ.
Antimony Trioxide – Sb2O3: được sử dụng làm chất chống cháy và chất chắn sáng trong quy trình sản xuất gốm sứ, gạch men, thủy tinh.
Oxit nhôm là một thành phần của vật liệu gốm sứ alumina thuộc nhóm lưỡng tính. Cùng với silica và các ôxít trợ chảy, alumina ngăn chặn sự kết tinh, nhờ đó tạo thành thủy tinh – men ổn định.
Thủy tinh lỏng, Natri Silicat – Na2SiO3: được sử dụng như là chất phụ gia trong sản xuất gốm xứ.
Xút hạt hay Sodium Hydroxide – NaOH 99%: thường được sử dụng để làm sạch các chai thủy tinh.
3 Đặt mua hóa chất ngành gốm sứ thủy tinh nhanh chóng tại Hà Nội
Với các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ thủy tinh thì việc tìm được nguồn cung cấp các loại hóa chất nêu trên chất lượng mà giá thành rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như thời gian, chi phí. Trên thị trường dĩ nhiên có nhiều nơi cung cấp hóa chất công nghiệp nhưng để đảm bảo về chất lượng, giá thành mà còn phải cung cấp được đầy đủ tất cả các loại hóa chất cho sản xuất thì không phải nơi nào cũng đáp ứng được. Thật may nếu bạn đang băn khoăn về lựa chọn một đơn vị uy tín cung cấp hóa chất thì Vũ Hoàng chính là một gợi ý tốt cho bạn.
Hóa chất Vũ Hoàng là một trong những đơn vị có lịch sử hoạt động mạnh trên 20 năm trong ngành phân phối hóa chất công nghiệp. Chúng tôi có đầy đủ các loại hóa chất cho các ngành dệt nhuộm, gốm sứ, xi mạ, sơn, xử lý nước thải, giặt tẩy… được nhập khẩu tại các nhà máy lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống dây truyền sản xuất nhiều loại hóa chất trong nước, cho sản phẩm chất lượng không thua kém các nước bạn, là bước tiến quan trọng thúc đẩy phát triển ngành hóa chất trong nước, làm đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng. Với nhiều chính sách ưu đãi, Vũ Hoàng tự tin đem đến những trải nghiệm tốt nhất tới mọi khách hàng liên hệ với chúng tôi.
Mọi chi tiết về hóa chất, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Website: www.vuhoangco.com.vn
Hotline: 0857829999