Cao lanh có vai trò quan trọng để sản xuất gốm sứ mịn

Để sản xuất gốm sứ mịn, loại sản phẩm có chất lượng cao, cần loại đất sánh, dẻo, ít tạp chất, khả năng chống dính, chịu nhiệt tốt để làm khuôn. Bột đất cao lanh chính là loại đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên.

Lịch sử của đất cao lanh

Cao lanh được biết đến là một loại đất sét có màu trắng rất đặc biệt. Loại đất này có đặc tính bở và không chịu được nền nhiệt độ cao. Cao lanh hình thành là do quá trình phân hủy khoáng vật alumosilicat và felspat, có trong nhiều loại đất sét khác nhau. Khi thấm nước, loại đất này rất dẻo nhưng không co giãn. Trọng lượng riêng của cao lanh là khoảng từ 2,58 đến 2,60g/m3, độ cứng 1, nhiệt độ nóng chảy rơi vào 1750 đến 1787 độ C.

Cao lanh là loại đất có màu trắng
Cao lanh là loại đất có màu trắng

Trong tự nhiên, cao lanh thường bị biến đổi màu bởi titan, oxit sắt, đất hiếm, hỗn hợp kiềm và một số loại đất sét như hydromica, ilit. Oxit sắt là một chất có hại nắm giữ vai trò quyết định việc sử dụng và phân loại cao lanh dùng trong các ngành công nghiệp.

Cái tên Cao lanh là do nguồn gốc đất bắt nguồn từ Cảnh Đức Trấn, Giang Tô của Trung Quốc. Người ta gọi đất sét màu trắng là Cao Lĩnh Thổ. Đất cao lanh được người dân nơi đây sử dụng để sản xuất gốm sứ. Bên cạnh đó, cao lanh còn có tên gọi khác là Kaolin. Sau đó, vào thế kỷ thứ 18, cao lanh được các giáo sĩ mang đến nhiều quốc gia Châu Âu.

Phân loại đất cao lanh

Cao lanh là đất có rất nhiều loại và có nhiều thành phần riêng biệt. Phụ thuộc vào mục tiêu sử dụng và nguồn gốc xuất xứ, độ dính, dẻo và sức chịu nhiệt. Xét đến nguồn gốc của loại đất thì cao lanh được chia làm 2 dạng là thứ cấp và sơ cấp.

Quá trình thủy nhiệt hoặc phong hóa học từ các loại đá có thành phần là Fenspat đã hình thành ra cao lanh sơ cấp. Đối với cao lanh thứ cấp được tạo ra từ việc chuyển hóa sơ cấp do những tác động từ thiên nhiên.

Bên cạnh đó, vẫn có những loại đất cao lanh được hình thành từ sự biến đổi phong hóa học và thủy điện với acco. Xét về mức độ chịu nhiệt thì chúng ta có thể chia cao lanh thành bốn loại là 1.580 độ C, 1.650 độ C, 1.730 độ C, 1.750 độ C. Từ kết quả của quá trình phản ứng giữa SiO2 + Al2O3 đã được đun nóng thì đất cao lanh được chia thành 4 loại là bazơ, bazơ cao, siêu bazơ, axit.

Tính chất hóa lý của cao lanh

Khi cao lanh bị pha lẫn với nước sẽ trở nên rất sánh và dẻo. Tuy nhiên, chúng lại không hề co giãn. Đây chính là tính chất đầu tiên của cao lanh mà con người biết đến. Để có thể sử dụng loại đất này thì người ta phải tiến hành nung chảy cao lanh để định hình và chế tác ra sản phẩm. Nhiệt độ phù hợp để nấu chúng là từ 1.750 đến 1.787 độ C. Một điều cần lưu ý là khi nung cao lanh thì sẽ có hiện tượng tích tụ lại ở 510 đến 600 độ C.

Ứng dụng của cao lanh trong sản xuất các sản phẩm gốm sứ mịn

Công nghiệp sản xuất gốm, sứ dân dụng, mỹ nghệ, sứ cách điện, dụng cụ thí nghiệm, sứ vệ sinh… đều sử dụng vật liệu chính là cao lanh. Lý do là bởi loại đất này có màu trắng, khả năng kết dính và chịu được lửa tốt.

Cao lanh là nguyên liệu sản xuất gốm sứ mịn
Cao lanh là nguyên liệu sản xuất gốm sứ mịn

Để tạo ra những sản phẩm gốm sứ cao cấp thì chất lượng của cao lanh đòi hỏi phải rất cao. Loại đất này phải đảm bảo yêu cầu khống chế được các loại oxit màu như TiO2 và Fe2O3.

Trong đó, hàm lượng TiO2 không được quá 0,4 đến 1,4% và Fe2O3 chỉ nằm trong mức o,4 đến 1,5%. Ngoài ra. các chất khác như SO3 và CaO không được vượt mức 0,5%. Việc tạo ra đồ gốm sứ đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao và biết cách tính toán lượng cao lanh phù hợp. Hãy theo dõi phần tiếp theo của chúng tôi để sở hữu cho mình một bộ sản phẩm gốm sứ làm từ cao lanh nguyên chất nhé!

Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu một loại vật liệu ceramic quan trọng và ứng dụng của. Hy vọng bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích nhất. Quý khách hàng là đơn vị sản xuất gốm sứ mịn, đang có nhu cầu mua bột cao lanh chất lượng, đừng quên đặt hàng tại Hóa chất Vũ Hoàng bằng cách gọi hotline 0945609898 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *